Theo khoản 2 điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP: Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
Do đó, nếu website của doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp về nhiều lĩnh vực khác nhau như đời sống, kinh tế, chính trị, văn hóa, và xã hội thì cần trích dẫn lại các thông tin theo nguồn của cơ quan báo chí. Nếu các trang thông tin điện tử khác của Đảng và Nhà nước thì cần phải xin giấy phép trang tin điện tử tổng hợp (Còn được gọi là giấy phép ICP).
Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 (thay thế nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008) của Chính Phủ về việc quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Theo Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2010 quy định chi tiết một việc quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến.
Vậy nên, nếu website muốn đăng những thông tin tổng hợp lên website thì cần phải xin giấy phép ICP. Để đăng ký xin giấy phép ICP doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục sau:
Với những doanh nghiệp muốn đăng tin tức ngoài lĩnh vực chuyên môn thì điều kiện để đăng được các bài đăng này là xin giấy phép báo chí theo đúng quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho doanh nghiệp không bị phạt khi đăng tải những thông tin ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình.
Để xin được giấy phép báo chí điện tử doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện cần và đủ khi cung cấp giấy phép này. Cụ thể:
Theo quy định của Bộ TT&TT, mọi tổ chức cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam sử dụng các tên miền quốc tế để thiết lập trang thông tin điện tử phải thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại Website www.thongbaotenmien.vn. Đây là quy định tại Điều 23 - Luật Công nghệ thông tin và có hướng dẫn trong Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Sử dụng tên miền quốc tế mà chưa thông báo hoặc thông báo thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 - Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Chính vì thế khi doanh nghiệp sử dụng tên miền quốc tế thì phải thông báo tên miền với Bộ TT&TT để tránh tình trạng bị phạt khi không khai báo tên miền. Để khai báo tên miền quốc tế với Bộ TT&TT doanh nghiệp tham khảo tại: Hướng dẫn khai báo sử dụng tên miền quốc tế theo quy định của Bộ TT&TT
Theo quy định của Thông tư số 20/VBHN-BTC quy định về quản lý website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương.
Theo đó, website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ của mình.
Bộ Công Thương sẽ là nơi tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng của doanh nghiệp, và được quản lý trực tuyến tại Công thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Để thiết lập website thương mại điện bán hàng cho doanh nghiệp cần tìm hiểu các bước đăng ký theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Do đó, để website hoạt động tốt, tránh bị phạt doanh nghiệp cần đăng ký những thủ tục mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên. Đây cũng là trường hợp mà DauThau.info đang gặp phải vì thế chúng tôi mong rằng những chia sẻ hữu ích trên sẽ là kinh nghiệm giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình quản lý và đăng tải nội dung trên website.
Tác giả: Thuy Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn