Đây là buổi gặp mặt đầu tiên, tạo tiền đề quan trọng cho trao đổi, thảo luận, thống nhất mô hình hoạt động của Data Governance Working Group, gồm 3 lĩnh vực chính bao gồm:
1) Tọa đàm chuyên gia nâng cao kiến thức, chuyên môn về dữ liệu
2) Hợp tác nghiên cứu chính sách
3) Hợp tác vận động chính sách
Buổi tọa đàm diễn ra vào lúc 14h – 16h, thứ 6 ngày 20 tháng 8 năm 2021 với hình thức trực tuyến qua Microsoft Teams.
Viện trưởng IPS: Tổng quan các vấn đề chính sách về quản trị dữ liệu ở Việt Nam
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông: Các vấn đề về dữ liệu từ góc độ quản trị nhà nước
Đại diện Trung tâm bồi dưỡng đại biểu quốc hội: Định hướng nghiên cứu về dữ liệu
Chuyên viên chính sách IPS: Đề xuất, thảo luận mô hình hoạt động của Data Governance Working Group
Phần 2: Chuyên đề 1 - Dữ liệu mở phục vụ cho giáo dục mở
Chuyên gia Lê Trung Nghĩa
Ở nội dung thứ nhất, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện IPS trình bày tổng quan các vấn đề chính sách về quản trị dữ liệu ở Việt Nam và cùng các đại biểu tham gia góp ý, trao đổi, chia sẻ quan điểm. Ông Nguyễn Quang Đồng cho rằng việc quản trị dữ liệu ở Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến 04 vấn đề về chính sách như: Kinh tế dữ liệu; An toàn dữ liệu; Dữ liệu trong khu vực công và Một số vấn đề mang tính quốc tế, dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới. Một số đại biểu từ cơ quan quản lý nhà nước cũng cho rằng ở Việt Nam hiện nay có rất ít chuyên gia về chính sách nên rất khó tham ứng, ngoài ra, dữ liệu chưa tìm được phương pháp để khai thác hiệu quả, hợp lý.
Cũng có ý kiến cho rằng chúng ta nên thử nghiệ và đặc biệt quan tâm đến dữ liệu công trong quản lý nhà nước (ví dụ như mua sắm công, cung cấp dịch vụ công,…).
Ông Đào Ngọc Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương cũng cho biết thực trạng về việc sử dụng dữ liệu tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Hiện đang có rất nhiều dữ liệu có giá trị cao nhưng các cơ quan Nhà nước không chia sẻ dữ liệu cho nhau. Những đơn vị muốn sử dụng, khai thác chỉ có thể tiếp cận được những dữ liệu đó theo cách không chính thức hoặc nhờ quan hệ cá nhân.
Ở nội dung thứ hai, chuyên gia Lê Trung Nghĩa, thành viên Ban chấp hành Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, một trong các sáng lập viên của CLB Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam (VFOSSA) trình bày về chuyên đề Dữ liệu mở phục vụ cho giáo dục mở (Toàn văn slide trình bày của chuyên gia Lê Trung Nghĩa với giấy phép mở CC-BY được đính kèm bài viết này)
Tọa đàm nhận được sự tham gia của 45 đại biểu, thành phần đa dạng: cơ quan ban hành chính sách, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm giáo dục, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội…
Các đại biểu tham gia chuyên đề 1 của tọa đàm nhấn mạnh tầm quan trọng, tiềm năng của dữ liệu mở trong các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, quản trị, phát triển, môi trường,… Bên cạnh đó, các đại diện bày tỏ quan điểm về những rào cản, khó khăn trong quá trình mở dữ liệu như sự kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các bên liên quan, tính kiểm chứng, minh bạch, lúng túng trong khai thác và sử dụng dữ liệu,…
Cuối cùng, các đại diện cho rằng tham gia mạng lưới là một cơ hội để lĩnh hội, chia sẻ thông tin, hợp tác và qua đó thúc đẩy các thảo luận về chính sách dữ liệu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn